safetythong tu 48yamato an vinh phatcong ty co phan an vinh phat viet nambanner-tet-2022a

Phòng cháy chữa cháy có gì?

Chào các bạn!

Đây là bài viết đầu tiên của mình về chuyên mục này. Chuyên mục này mình tạo nên nhằm chia sẻ, trao đổi với mọi người về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực PCCC&CNCH. Mặc dù lĩnh vực này đã phổ cập ở nước ta những năm gần đây rồi nhưng hiện nay vẫn chưa có đơn vị, cá nhân nào chia sẻ, trao đổi cụ thể. Để trao đổi, phản biện nhiều hơn, hãy liên hệ với mình qua fanpage: https://www.facebook.com/C%C3%B4ng-Ty-C%E1%BB%95-Ph%E1%BA%A7n-PCCC-An-V%C4%A9nh-Ph%C3%A1t-1668287283409841/

Lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) hiện nay vẫn là một lĩnh vực tương đối mới ở nước ta. Trong những năm gần đây, công tác phòng cháy chữa cháy mới được tiếp cận tới nhiều người hơn. Tuy nhiên, mật độ người được tiếp cận lại nằm chủ yếu ở các thành phố lớn, những nơi có nền kinh tế phát triển. Còn những nơi nền kinh tế chưa phát triển, công nghiệp hóa – hiện đại hóa còn chưa tới, người dân cũng vì thế mà bị hạn chế theo.

Vậy, phòng cháy chữa cháy có gì?

Câu hỏi này liệu có ai có thể trả lời được hết ý? Theo cá nhân mình thấy thì chưa có ai cả. Bởi lẽ câu hỏi này bao hàm rất nhiều đối tượng, cá thể, vật thể, hành động trong đó. Chúng ta cùng phân tích chút nhé!

Phòng cháy – là công tác chủ động đề phòng sự cháy xảy ra. Chữa cháy – là công tác chữa, dập tắt, ngăn chặn sự cháy tiếp tục diễn ra, dập tắt nó. Gọi chung, phòng cháy chữa cháy (PCCC) là công tác phòng ngừa, ngăn cản sự cháy xảy ra.

Vậy trách nhiệm trong công tác PCCC này là thuộc về ai? Khi nào thì cần phòng cháy? Khi nào thì chữa cháy? (câu này thì có vẻ hơn thừa (>_<“)) Làm thế nào để đề phòng? Làm thế nào để chữa cháy?

“Phòng cháy chữa cháy có gì?” sẽ có lời giải rõ hơn nếu chúng ta cần trả lời được những câu hỏi nhỏ ở trên.

Trách nhiệm trong công tác PCCC này là thuộc về ai? 

Trong các văn bản quy phạm pháp luật có nói, công tác PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, tất cả mọi người đã là công dân của Việt Nam thì đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm này.

Khi nào thì cần phòng cháy?

Chúng ta không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, để có cuộc sống an toàn hơn, chúng ta cần có những biện pháp đề phòng để chủ động loại trừ các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự an toàn này. Với tất cả những khu vực có chất cháy, có yếu tố của sự cháy, chúng ta đề cần thực hiện các biện pháp để phòng ngừa sự cháy xảy ra.

Khi nào thì cần chữa cháy?

Phòng cháy chữa cháy có gì?
Sử dụng thiết bị chữa cháy đối với các đám cháy nhỏ

Khi đặt ra câu hỏi này, chắc chắn nhiều bạn sẽ cảm thấy thật ngớ ngẩn. Còn mình lại thấy khác. Đại đa số các bạn sẽ trả lời: Cháy thì chữa. Không sai. Câu trả lời đó đúng, nhưng chưa đủ. Thực tế, do đối tượng thực hiện công tác chữa cháy ở các vụ cháy là khác nhau; tính chất từng đám cháy khác nhau nên không phải lúc nào cũng là cháy thì chữa.

Với các đám cháy nhỏ, mới bắt đầu, tại khu vực cháy có chất chữa cháy phù hợp và bạn biết cách sử dụng. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không chữa cháy ngay? Vì thế câu trả lời trên là đúng và đủ.

Nhưng với các đám cháy lớn, chất cháy phức tạp hoặc tại khu vực cháy không có chất chữa cháy phù hợp và người chữa cháy ở đây là các bạn – không có đồ bảo hộ, không có phương tiện chữa cháy chuyên dụng,… Vậy thì đừng chữa. Việc đầu tiên các bạn cần làm là hô hoán cho mọi người biết có cháy, gọi cho lực lượng chuyên nghiệp báo cháy (114), di chuyển các vật dụng chưa cháy là tác nhân gây cháy lan nếu có thể,…

Có những đám cháy, chỉ cần bạn dùng sai chất chữa cháy thì sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ như đám cháy xăng dầu, chất lỏng cháy hoặc hóa chất, bạn không thể dùng nước để chữa vì sẽ khiến chất cháy loang, gây nổ. Còn nhiều trường hợp khác nữa, mà đối tượng chữa cháy là bạn, không phải lực lượng chuyên nghiệp thì bạn cần phải suy xét xem có chữa hay không trước. Lúc này, “cháy thì chữa” là chưa đủ đúng không nào?

Vậy làm thế nào để phòng tránh nguy cơ cháy nổ?

Để phòng cháy, chúng ta cần nắm được nguyên nhân gây ra sự cháy trước. Nguyên nhân dẫn đến sự cháy có rất nhiều. Theo thống kê, có đến 80% nguyên nhân của sự cháy là do điện: Chập điện, ngắn mạch, quá tải,… Ngoài ra, sự cháy còn có thể do cố ý đốt; do yếu tố thiên nhiên, ngoại cảnh tác động,… Để đề phòng sự cháy, chúng ta cần:

– Sắp xếp vật dụng, chất dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định, không để ở khu vực dễ gia nhiệt

– Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, không chắp nối dây dẫn điện,…

– Trang bị hệ thống cảnh báo cháy tự động, hệ thống chống sét, hệ thống phương tiện chữa cháy tại chỗ,…

Phòng cháy chữa cháy có gì 1
Thiết bị chữa cháy xách tay

Và làm thế nào để chữa cháy?

Khi có cháy, chúng ta cần tìm ngay những biện pháp chữa cháy mà có thể sử dụng tại đó. Ở đây, chúng ta sẽ không bàn về cách chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp nhé!

Với các đám cháy chất rắn thông thường, để chữa cháy, bạn có thể sử dụng nước, các bình chữa cháy xách tay, các vật dụng khó cháy để đập hoặc phủ lên đám cháy,…

Với các đám cháy chất lỏng, bạn nên dùng những chất chữa cháy có khả năng ngăn chặn sự loang của chất cháy như bọt chữa cháy, bình bột chữa cháy, bình khí chữa cháy, cát, đất, …

Với các đám cháy chất khí, bạn hãy dùng bình bột chữa cháy, bình khí chữa cháy,…

Ngoài ra, bạn còn có thể trang bị sẵn hệ thống chữa cháy tự động tại những khu vực có mức độ nguy hiểm cháy cao, có tính đặc thù riêng về chất cháy,… Và đặc biệt, bạn cần có những kiến thức cơ bản về PCCC thì mới có thể chữa cháy được.

“Phòng cháy chữa cháy có gì?” bây giờ có lẽ các bạn cũng đã có câu trả lời rồi đúng không nào?

– PCCC có trách nhiệm của các bạn trong công tác để phòng và chữa các đám cháy

– Có những kiến thức về phòng – chữa cháy: nên làm gì, cần làm gì, làm như thế nào,…

– Có những thiết bị hỗ trợ cho việc phòng cháy: hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chống sét,…

– Có những thiết bị hỗ trợ cho việc chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, hệ thống chữa cháy tự động, thiết bị trong hệ chữa cháy tại chỗ,…

– Có sự chủ động của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động ở Việt Nam.

Việc chúng ta cần làm là thực hiện tốt trách nhiệm về công tác này ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta cần bài trừ tinh thần chủ quan và nâng cao tinh thần tự giác thực hiện. Do đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, nó kéo theo sự gia tăng nguy cơ cháy nổ.

Trên đây là ý kiến của mình về câu trả lời cho câu hỏi “Phòng cháy chữa cháy có gì?”. Mặc dù câu trả lời của mình vẫn chưa thể đầy đủ nhưng hi vọng là nó sẽ đem lại cho các bạn thêm kiến thức về PCCC. Bên cạnh đó, mình cũng rất mong sẽ nhận được sự chia sẻ, phản biện, trao đổi của các bạn. Hãy liên hệ với mình qua fanpage mình để link ở trên nhé!